XtGem.com
Quảng cáo
Wap tải game hay miễn phí, giải trí, tổng hợp cho điện thoại. Luôn cập nhật bản hack mod game việt hóa.

Liên hệ admin
Môn lịch sử
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
• Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Chiến thắng của Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là chiến thắng phát xít Đức và bọn quân phiệt Nhật Bản của Hồng quân Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc ta vốn có truyển thống yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà, với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
+ Cách mạng tháng tám do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận Mac-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
+ Để dành thắng lợi trong cách mạng tháng tám, Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939, đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, đặc biệt là trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ trung ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
• Ý nghĩa lịch sử:
- Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do; kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Campuchia và Lào.
Câu 2. (4,0 điểm)
• Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện vào 24 giờ ngày 27.01.1973. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Hoa Kì cam kết g&oaccirc;u (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a (3,0 điểm)
• Tình hình kinh tế, khoa học – kỹ thuật của nước Mĩ giai đoạn 1945 – 1973:
- Về kinh tế :
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: Trong khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới; nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Về khoa học – kĩ thuật : Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
+ Mĩ là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), chinh phục vũ trụ…
- + Đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buộn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
+ Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
+ Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lủng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
- Việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
Câu 3.b (3,0 điểm)
• Nội dung các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN:
- Sau khi giành được độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philipin, Thái Lan đều tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình của các nước tư bản chủ nghĩa.
- Trong khoảng những năm 50-60, các nước trên đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
- Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, các nước đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo, giải quyết nạn thất nghiệp.
• Bước sang những năm 60 – 70 của thế kỉ 20, 5 nước ASEAN có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế, vì :
- Chiến lược kinh tế hướng nội đã bộc lộ một số hạn chế: thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ; chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với cân bằng xã hội.
- Do sự hạn chế trên, chính phủ 5 nước ASEAN, từ thập kỉ 60-70 trở đi, chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại), “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

Góp Ý
Nơi chia sẻ kinh nghiệm.Báo lỗi cho admin

Polly po-cket